NÉT ĐẸP NGƯỜI NÔNG DÂN MIỀN TÂY - MÙA THU HOẠCH CÓI
Thu hoạch cói ở Tân Phước - Tiền Giang
Xử lý cói và dệt chiếu cói
Sau đó lợi dụng thuỷ triều lên, người dân thả những đóm cói xuống ngánh (là cái gì?) và dùng dây thừng kéo về nhà. Để chẻ Cói, người ta có thể dùng tay hoặc máy (gồm 2 trụ gỗ hình tròn, đường kính khoảng 120 mm, dài khoảng 350–400 mm, ở giữa có một lưỡi dao được đánh bằng sắt tốt) chẻ cây cói ra làm 2 mảnh rồi mới đem phơi (khi phơi có thể phơi tại ruộng cói).
Vận chuyển cói lên đường lộ để về xưởng xử lý
Nếu trời nắng đẹp thì khoảng 3 ngày nắng to là được. Khi phơi, tránh trời mưa vì nước mưa mà ngấm vào thì coi như là cói xấu, mất giá. Vì mùa thu hoạch vào mùa hè nên thường có mưa, người trồng phải theo dõi thời tiết để phơi cói.
Cói một nắng gọi là “ưởn” được đánh đống để ngoài sân phơi, che bằng bổi đã khô, sau ba nắng là cây cói có màu trắng xanh đem bó lại gọi là “gù”.
Khi hết mùa thu hoạch, hầu hết người dân ở vùng cói ở nhà dệt chiếu. Cói được chọn loại bỏ những cây xấu và bắt đầu dệt. Thường thì mọi người dệt chiếu cho đến vụ mùa năm sau.
Nét đẹp lao động của những người dân miền Tây
Bài viết cùng danh mục:
- 0 Bình luận